Tìm hiểu ngay về kết cấu móng nhà thép tiền chế, nếu bạn đang có ý định đầu tư xây dựng công trình nhà ở, kho, xưởng, nhà máy, hay quán xá, cà phê, nhà hàng,.. bằng loại hình này. Nó giúp các quyết định xây dựng của bạn có thể cân đối được hai tiêu chí quan trọng là chi phí và chất lượng.
Mỗi một công trình xây dựng phục vụ cho các mục đích khác nhau, dù là ở, kinh doanh, hay làm kho chứa, đều liên quan trực tiếp đến sự an toàn của người sử dụng, và cả những người xung quanh. Mặc khác, sự bền vững của công trình có sự ảnh hưởng đến tài sản, máy móc, thiết bị được sử dụng trong công trình đó. Vì thế, yếu tố chất lượng xây dựng luôn được quan tâm hàng đầu. Điểm chất lượng này sẽ gắn liền với thiết kế công trình và chất lượng của kết cấu móng. Kiến trúc có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ kết cấu thép phía trên, cùng trọng lượng của những con người và máy móc vận hành trong công trình.
Trong mỗi công trình xây dựng với quy mô, mục đích và điều kiện khác nhau, sẽ có những đòi hỏi khác nhau về kết cấu. Từ đó mà ngành kiến trúc hình thành nên nhiều loại móng khác nhau. Nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng, cùng hiệu quả về chi phí đầu tư.
Kết cấu móng nhà thép tiền chế
Kết cấu móng bao gồm: Bản móng (đài móng), giằng móng (đà kiềng), cổ móng.
Bản móng (đài móng)
Đài móng là bộ phận liên kết các cọc với nhau và có tác dụng phân bổ lực, tăng độ bền cho công trình. Giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và toàn bộ diện tích phần nền móng.
Việc thiết kế đài móng phụ thuộc vào địa chất khu vực xây dựng. Chiều sâu chôn đài và cả chiều cao đài đều được tính toán kỹ lưỡng bởi các kỹ sư kết cấu. Đồng thời, thiết kế này cần tuân thủ những quy định trong quy chuẩn xây dựng. Nhằm đảm bảo được tải trọng công trình. Các thông số này đều được thể hiện một cách chi tiết trong bản vẽ thiết kế.
Giằng móng (đà kiềng)
Giằng móng hay còn gọi là dầm móng là một kết cấu được dùng để liên kết các móng hoặc kết cấu trên móng lại, nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ.
Là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
Cổ móng.
Chiều cao cổ móng được tính toán để phù hợp với phần kết cấu móng. Khi thiết kế chiều cao cổ móng, cần đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga.
Phân loại móng trong xây dựng nhà thép tiền chế
Cũng giống như xây dựng nhà ở dân dụng, nhà thép tiền chế cũng có 4 loại móng là móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè. Được lựa chọn sau khi khảo sát địa chất khu vực xây dựng. Tuy nhiên được sử dụng nhiều nhất trong những công trình công nghiệp là móng băng và móng đơn.
Móng băng gồm 2 loại là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương. Thường được sử dụng trong các công trình nhà thép tiền chế nhiều tầng. Có chi phí đầu tư cao hơn so với móng đơn. Bù lại khả năng chịu lực cũng cao hơn móng đơn.
Móng đơn: Kiến trúc móng đơn giản nhất. Dành cho những công trình đơn giản, kết cấu nhẹ như nhà thép tiền chế 1 tầng, hay kiến trúc nhỏ cấp 4. Sử dụng tại nơi có khu vực địa chất ổn định.
Trong những trường hợp đất xây dựng công trình thuộc khu vực địa chất yếu, thì việc gia cố móng là điều bắt buộc. Nhằm đảm bảo về tình trạng sử dụng an toàn cho công trình. Sử dụng cọc với các chất liệu như tràm, xà cừ, bê tông, … để đóng xuống đất bằng máy ép. Giúp gia tăng độ cứng và khả năng nâng đỡ của kết cấu móng. Tránh những vấn đề sụp lún kết cấu.
>>> Tìm hiểu về Tiêu Chuẩn Thiết Kế Vỏ Bao Che Nhà Xưởng Khung Thép tại đây.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0989.04.05.06 Email:info@xaydungsongphat.com