Thi công nhà lưới trồng rau công nghệ cao được tổng hợp và tham khảo từ thực tiễn xây dựng công trình. Hy vọng những chia sẽ thực tế này sẽ giúp bạn có được nguồn thông tin hữu ích nhằm tạo dựng một mô hình nhà lưới trồng rau chất lượng, đúng tiêu chuẩn.
Chọn mô hình thi công nhà lưới trồng rau công nghệ cao phù hợp
Trước khi lên kế hoạch thực hiện thiết kế, xây dựng mô hình nhà lưới trồng rau công nghệ cao, bạn nên có các tìm hiểu về loại hình nhà lưới, nhà kính phù hợp với mong muốn và điều kiện canh tác.
Hiện tại, ở Việt Nam có 2 loại mô hình phổ biến là nhà lưới kín và nhà lưới hở. Việc lựa chọn mô hình phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện, chi phí đầu tư, vì đây là điều kiện tiên quyết liên quan đến sản lượng, sản xuất.
Nhà lưới kín: Thường được thi công ở các khu vực có thời tiết ôn hoàn, xuất hiện nhiều côn trùng phá hoại.
Nhà lưới hở: Những địa điểm ở vùng cao, chịu tác động của mưa gió, ít xuất hiện công trung bạn có thể thi công dạng công trình này.
Loại nhà lưới này có ưu điểm là chỉ làm mái che phần trên nên khá thông thoáng, bạn có thể canh tác quanh năm cả về mùa mưa. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí đầu tư. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động.
Các yêu cầu kỹ thuật dành cho cột móng nhà lưới
Đối với hệ thống cột trụ được sử dụng để xây dựng công trình, bạn nên lựa chọn loại thép mạ kẽm sở hữu độ bền vượt trội. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn sử dụng loại kẽm dạng tròn hoặc dạng hộp có độ dày ít nhất 2mm. Với kinh nghiệm thi công nhà kính, thông số này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào chiều cao, chiều rộng và cả bước gian của công trình.
Đối với khu vực trụ móng, cần xây dựng lớp bê tông cho thật vững. Trong đó độ cao trụ móng phải cách mặt đất từ 20cm đến 30cm. Đối với chiều dọc, thông số này phải đạt từ 6m đến 10m và chiều cao là từ 3m đến 4m.
Lắp đặt hệ thống màng, lưới bao quanh đúng chuẩn kỹ thuật
Trong quá trình lắp đặt lưới khi thi công nhà trồng rau, ở vị trí mái và tường cần phải phủ bằng loại lưới chống côn trùng. Vật liệu bạn nên lựa chọn có kích thước ô lưới từ 16 mesh đến 18 mesh.
Ở những địa điểm đặc biệt về khí hậu, địa hình, bạn có thể sử dụng màng nhà kính để thay thế. Đối với khu vực hai bên hông nhà lưới, bạn hãy dùng những mẫu lưới mùng có kích thước từ 24m trở lên. Đây là kích thước lưới tiêu chuẩn, giúp cây trồng có điều kiện tốt nhất để phát triển.
Lưu ý đến hệ thống ánh sáng, tưới và thoát nước
Một trong những lưu ý quan trọng trong kinh nghiệm thi công nhà lưới là hệ thống tưới, thoát nước và ánh sáng.
Mô hình tưới phun khoảng cách giữa 2 vòi 3mx3m, nhà lưới truyền thống không cần hệ thống quạt thông gió vì lưới mùng 32 lỗ rất thoáng, đồng thời kết hợp với hệ thống tưới tốn hơn.
Các yêu cầu về độ chiếu sáng cũng không quá khắt khe bởi nhà lưới màu trắng nên không cản sáng. Nếu các loại rau trồng cần nhiều ánh sáng thì bố trí thêm đèn điện để có thể làm việc ban đêm. Vào mùa nắng nóng cần bổ sung thêm vật liệu che mát cho cây trồng để cây không bị chết.
Bản vẽ thiết kế công trình nhà lưới nông nghiệp tại Lâm Đồng
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết trên có thể giúp bạn có thêm trong tin trong quá trình lên kế hoạch thi công nhà lưới chất lượng cao. Với thực tế kinh nghiệm triển khai mô hình nhà lưới nhiều năm, cùng đội ngũ Kỹ sư và KTS có chuyên mô cao đã và đang nghiên cứu, thiết kế, thi công và cung cấp những mẫu nhà màng, nhà lưới đa dạng, hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện phát triển của cây trồng ở Việt Nam.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0989.04.05.06 Email:info@xaydungsongphat.com