Thiết kế, thi công dầm sàn nhà công nghiệp, nhà xưởng, kho chứa đạt tiêu chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng công trình. Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu xây dựng từ chủ đầu tư, mà còn giúp đảm bảo các yếu tố về an toàn lao động.
Dầm sàn nhà công nghiệp – kết cấu quan trọng
Dầm là kết cấu quan trọng cần phải có trong hầu hết các công trình xây dựng, nằm ngang hoặc nằm nghiêng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên nó như bản dầm sàn, tường, mái. Dầm bao gồm
Dầm bê tông cốt thép.
Dầm thép chữ I, chữ U, chữ Z,…
Hệ thống dầm thép và đặc trưng ứng dụng cơ bản
Dầm thép được phân loại theo sơ đồ kết cấu, công dụng hay cấu tạo cấu kiện (hình dáng dầm).
Phân loại theo sơ đồ kết cấu
Dầm đơn giản : có 1 nhịp
Dầm liên tục : có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau
Dầm có mút thừa
Dầm console (công xôn)
Phân loại theo công dụng
Dầm sàn.
Dầm cầu.
Dầm cầu chạy.
Dầm cửa van.
Phân loại theo hình dáng
Dầm thép chữ I
Dầm thép chữ U
Dầm thép chữ V
Dầm thép chữ H
Dầm thép chữ L
Dầm thép chữ Z
Dầm thép chữ C
Các ứng dụng cơ bản của dầm thép bao gồm: khung nhà xưởng, nhà kho sản xuất, làm toàn bộ thép khi nhà cao, cần trục nặng. Sử dụng có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn và dầm thép.
Quy trình thiết kế dầm sàn nhà xưởng công nghiệp
Bước 1: Dự toán chi phí thiết kế bản vẽ thi công, đưa ra các thống kê dựa trên đơn giá, thiết kế thi công, thiết kế bản vẽ, thiết kế kỹ thuật, đơn giá và định mức,….tính trung bình trên tổng thể chi phí, đó cũng chính là dự toán của toàn bộ công trình.
Bước 2: Lên thiết kế hệ dầm sàn đảm bảo độ kiên cố cho công trình, chú trọng vấn đề nguyên lý thiết kế nhằm đáp ứng được công năng hiệu quả.
Bước 3 : Lựa chọn vật liệu chính. Hiện tại, đối với các công trình nhà xưởng công nghiệp, các chủ đầu tư sẽ có 2 lựa chọn chính là sử dụng thép và bê tông cốt thép để tạo kết cấu chịu lực. Tuỳ theo đặc điểm công trình, cũng như nhu cầu để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Bước 4: Bố trí thép dầm sàn tuỳ theo kích thước của công trình, có thể có nhiều cách bố trí mạng lưới dầm đỡ sàn. Trong thực tế, các KTS thường sử dụng các hệ dầm như:
Hệ dầm đơn giản.
Hệ dầm phổ thông.
Hệ dầm phức tạp.
Bước 5: Tính toán cốt thép. Cốt thép dọc để chịu momen và cốt thép ngang để chịu lực cắt. Tùy vào yêu cầu của mỗi công trình mà sự sử dụng cũng sẽ khác nhau.
Những lưu ý quan trọng khi thi công
Trong quá trình thi công sàn, mặt sàn nên được chia thành từng khoảng vuông để đổ bê tông. Mỗi khoảng rộng từ 1 – 2m2.
Tiến hành đổ xong từng dải rồi mới đổ bê tông sang dải kế tiếp.
Chú ý khi đổ bê tông đến vị trí cách dầm chính khoảng 1 mét thì bắt đầu đổ bê tông cho dầm chính.
Sử dụng máy đầm rung bê tông trong suốt quá trình thực hiện đổ bê tông để đảm bảo vữa bê tông đã lấp đầy khoảng trống.
Quy trình đổ bê tông sàn nên được bắt đầu từ chỗ xa nhất vị trí nhận bê tông và lùi dần về vị trí gần hơn.
Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha.
Tất cả thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.
Yêu cầu về an toàn khi thi công dầm sàn công trình xưởng
Đảm bảo về mặt an toàn lao động và chất lượng của công trình.
Các cuộn cốt thép phải được đặt nơi có rào chắn, bao che riêng biệt.
Khi phải hàn ngoài trời, tùy trường hợp trời mưa phải dừng ngay công việc hàn lại.
Nếu hàn trong đường ống hoặc bể chứa thì cần đảm bảo thông khí và ánh sáng đảm bảo, khi hàn trên giàn giáo phải có biện pháp tránh tia lửa rơi xuống người đi bên dưới.
Khi đặt cốt thép gần dây điện cần có biện pháp phòng tránh thép và điện tiếp xúc với nhau.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0989.04.05.06 Email:info@xaydungsongphat.com