Thi công sàn nhà xưởng là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng tổng thể công trình. Vì vậy, khi thi công cần đáp ứng được các quy chuẩn xây dựng.
Điều này nhằm mang lại tính bền vững cho công trình. Những dự án kho, nhà xưởng được triển khai trên vùng đất cứng cáp thì phần thi công móng sẽ không cần gia cố như ép cọc, đóng cừ tràm. Tuy nhiên, với những công trình xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn, đất cát, đất đắp, thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng.
Thi công sàn nhà xưởng tiêu chuẩn.
Công tác chuẩn bị thi công sàn nhà xưởng
Sàn nhà xưởng cần được xử lí trước khi đổ bê tông
Ép cọc và lu phẳng nền đất để đảm bảo yêu cầu chịu trọng tải và chịu lực, tránh hiện tượng sụt, lún. Phương pháp tốt nhất là dùng máy xới đất làm vườn, xới đất tới độ sâu 6 inch, sau đầm thật chặt đất xuống. Điều này đảm bảo không xuất hiện các điểm nền yếu.
Lấy cốt sàn theo phương pháp đo mực nước chuẩn. Cốt sàn thấp nhất là 0 và mức chuẩn tùy theo từng địa phương.
Xỷ lí chống thấm
Công đoạn này bắt buộc trước khi đổ bê tông để đảm bảo yêu cầu cho sơn epoxy về sau. Chống thấm giúp bê tông giảm mất nước trong quá trình thủy hóa, giảm tiêu hao nước, giảm công bảo dưỡng bê tông. Hiện có 3 phương pháp chống thấm được sử dụng trong thi công sàn xưởng:
Trải lớp vải địa kỹ thuật hoặc vải dệt PP kết hợp với phủ màng bitum nhũ tương.
Trải 2 lớp PE kiểu cross.
Trải màng bitum cuộn dán nóng hoặc nguội.
Phương pháp trải 2 lớp PE là phương pháp được thường xuyên sử dụng vì cách làm đơn giản, chi phí thấp mang lại hiệu quả cao.
Xử lý sàn bê tông.
Đổ bê tông sàn nhà xưởng
Yêu cầu đối với bê tông đổ sàn:
Tùy theo yêu cầu về tải trọng mà sử dụng mác bê tông và độ dày phù hợp với sàn nhà xưởng. Bởi có những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có trọng tải lên đến vài chục tấn/m2. Thông thường sử dụng mác bê tông 250, chiều dày 20cm.
Sử dụng bê tông thương phẩm, đúng theo tiêu chuẩn thiết kế. Trước khi đổ bê tông, cần lấy mẫu kiểm tra độ sụt và lưu lại mẫu để kiểm tra cường độ, mác bê tông sau này.
Ép cọc và lu phẳng nền đất để đảm bảo yêu cầu chịu trọng tải và chịu lực.
Các công đoạn đổ bê tông nền:
Thi công Sàn bê tông tốt nhất nên đổ liền mạch từ trong ra ngoài, từ xa đến gần, trường hợp diện tích lớn cần phân chia khu vực và tạo mạch ngừng tại điểm nối.
Đổ bê tông yêu cầu cào, cán phẳng bằng máy hoặc bằng thước dài theo cốt đã chuẩn bị trước.
Khi bê tông bắt đầu có hiện tượng tách nước linh kết thì dùng máy xoa nền xoa phẳng sàn bê tông. Bề mặt sàn phải đạt yêu cầu một độ phẳng tương đối, tránh tình trạng lệch, mấp mô mà mắt thường không nhìn thấy được.
Sàn bê tông cần được tiến hành bảo dưỡng thường xuyên.
Cắt mạch ngừng cho sàn bê tông:
Sàn bê tông cần được cắt mạch ngừng để đảm bảo không bị hiện tượng nứt gãy khi co ngót. Thời gian cắt mạch ngừng thông thường sau 3 ngày, nếu sử dụng phụ gia đóng rắn nhanh thì yêu cầu cắt sớm hơn.
Sàn bê tông cần được tiến hành bảo dưỡng thường xuyên trong 7 ngày đầu tính từ ngày đổ.
Sau khi đổ bê tông, bề mặt sàn cần đủ độ mịn nhưng phải xốp để sơn epoxy có thể ngấm sâu, bám dính và liên kết tốt với nền. Việc sơn một lớp epoxy lên bề mặt của bê tông giúp chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh sau này.
Cần xử lý những nền đất yếu.
Bảo dưỡng nền nhà xưởng
Thực hiện dưỡng ẩm bằng cách tưới nước trong 7 ngày liên tục và tiến hành bảo dưỡng trong 28 ngày đầu.
Bảo dưỡng bê tông sàn nhà xưởng được tiến hành khi bề mặt bê tông đủ cứng, nước bảo dưỡng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như nước dùng để trộn bê tông.
Ngay sau khi đổ nền nhà xưởng 4 giờ nếu trời nắng, phải tiến hành che phủ bề mặt. Cần tránh hiện tượng “trắng bề mặt” bê tông vì vậy nên thường xuyên giữ ẩm cho bê tông.
Như vậy công đoạn xây dựng móng, ban nền và san lấp, lu lèn nền nhà xưởng là những công việc quan trọng, đòi hỏi đảm bảo theo các tiêu chuẩn. Khi thực hiện tốt công đoạn này thì việc thi công lắp ghép cột kèo mới nhanh chóng và đảm bảo chất lượng.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0909.38.26.36 Email:info@xaydungsongphat.com