• Thứ 2 - Thứ 6
  • 8am - 5pm
  • 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình
  • TP. Hồ Chí Minh

Thiết kế kho nông sản đạt tiêu chuẩn với diện tích 6000m2

Kho nông sản là nơi có vai trò bảo quản, lưu trữ các sản phẩm từ nông nghiệp trước và sau khi chế biến. Đối với việc bảo quản nông sản, kho đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, công việc thiết kế kho chứa các sản phẩm từ nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Với dự án thiết kế kho chứa nông sản trên diện tích 6000m2 tại Long An, các KTS của Song Phát đã thực hiện với đầy đủ các yêu cầu mà từ phía chủ đầu tư đưa ra. Bạn có thể tham khảo dự án thông qua bài viết sau của chúng tôi.

thiết kế kho nông sản
Thiết kế kho nông sản đạt tiêu chuẩn với diện tích 6000m2.

Thông tin chung về dự án

  • Dự án: thiết kế nhà kho chứa nông sản
  • Địa điểm: Long An
  • Thời gian thực hiện 25 ngày
  • Năm thực hiện 2020
  • Diện tích: 6000m2
  • Chủ đầu tư: Công ty Hợp Nông
thiết kế kho nông sản
Thông tin chung về dự án thiết kế kho nông sản.

Phân loại nhà kho nông sản và bản vẽ kiến trúc

Khu vực nhà kho chứa nông sản tại Long An được thiết kế ở vị trí thuận lợi đường giao thông, trên tổng diện tích mặt bằng 6000m2, kho chứa được chia làm thành các khu vực chính như:

  • Đường nội bộ kết nối với hệ thống giao thông công cộng thuận tiện cho xe container di chuyển.
  • Đường giao thông dành cho xe tải 10 tấn.
  • Khu vực văn phòng quản lý.
  • Khu nhà bảo vệ, nhà để xe.
  • Khu vực sản xuất.
  • Kho chứa hàng.
  • Khu vực vệ sinh.
  • Cảnh quan bên ngoài nhà kho.
thiết kế kho nông sản
Tổng quan mặt bằng.

Do đặc thù về tính chất của hàng hóa, nên khi thiết kế nhà kho nông sản, yêu cầu về việc bố trí mặt bằng chính là phải đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm, bảo vệ và chống ô nhiễm chéo.

Cấu trúc bên trong cũng cần được nghiên cứu, lựa chọn loại vật liệu có tính bền chắc, dễ dàng làm vệ sinh, tẩy trùng định kỳ.

thiết kế kho nông sản
Bản vẽ vật liệu sàn tầng 1.
  • Bề mặt cách vách tường, vách ngăn, sàn nhà cần có lớp chống thấm, không độc hại.
  • Bề mặt tổng thể cần nhẵn, tránh bám bụi, nấm mốc.
  • Hệ thống thoát nước, vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn.
  • Hệ thống trần nhà kho phải được thiết kế giảm thiểu tối đa sự bám bụi, ngưng nước.
  • Hệ thống cửa sổ cần được thiết kế sao cho vừa đảm bảo nguồn sáng, vừa hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, tránh các loại côn trùng.
  • Cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ lau chùi và khi cần phải dễ tẩy rửa.
thiết kế kho nông sản
Chi tiết kết cấu kho chứa nông sản.

Trong thực tế sử dụng hiện nay, các loại kho chứa nông sản thường được chia thành các loại theo mục đích sử dụng như:

  • Kho bảo quản hạt.
  • Kho bảo quản củ.
  • Kho bảo quản rau quả.
  • Kho bảo quản thịt, cá, sữa.
thiết kế kho nông sản
Mặt đứng nhà kho.

Trong đó các KTS sẽ phân loại thành 3 hình thức chính để lên bản vẽ thiết kế bao gồm: kho đơn giản, kho cơ giới và kho silo.

Nhà kho đơn giản: Đây là loại nhà kho không có các trang thiết bị đi kèm, chỉ chứa các loại nông sản khô, nhân công hoạt động là chủ yếu, thời gian lưu kho ngắn, thường được dùng là địa điểm trung chuyển.

Kho cơ giới: Đây là loại kho nông sản được trang bị các phương tiện vận chuyển, có diện tích lớn vận hành toàn bộ bằng cơ khí trong công việc xuất nhập kho, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm đều được giải quyết bằng cơ khí hoặc tự động hóa.

tìm kiếm đơn vị thiết kế xây dựng nhà xưởng
Dạng kho chứa silo giúp lưu trữ hàng hóa được lâu, điều kiện môi trường tối ưu.

Kho silo: Là loại nhà kho nông sản hiện đại, có tích hợp đầy đủ các yếu tố của kho cơ giới. Ngoài ra, nhà kho này còn được trang bị các thiết bị bảo quản lạnh, có thiết kế rộng thoáng, chứa được khối lượng hàng lớn, lưu trữ trong thời gian dài.

thiết kế kho nông sản

Các yêu cầu khi thiết kế kho nông sản

Nông sản là loại hàng hóa dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường tự nhiên và thời tiết bên ngoài, do đó việc xây dựng kho nông sản cần đòi hỏi nhiều yêu cầu về kỹ thuật, cũng như nhiệt độ phù hợp để đảm bảo được chất lượng cho hàng hoá.

thiết kế kho nông sản
Thông số cơ bản khi thiết kế kho chứa các sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

Các yêu cầu này thường sẽ được khảo sát, lên phương án chi tiết khi thực hiện bản vẽ kiến trúc, cụ thể:

  • Nhiệt độ thích hợp để bảo quản các loại nông sản.
  • Tùy theo mặt hàng lưu trữ tại kho để thiết kế hệ thống làm lạnh, thông gió phù hợp.
  • Thiết kế, tính toán các chi tiết cần có sự cẩn thận tỉ mỉ để khi thi công đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng nguyên vật liệu cho trần, vách tường, nền cần có sự tính toán: tấm cách nhiệt, nền bê tông cốt thép, hoặc vật liệu cách nhiệt, dàn làm lạnh trần, hoặc xả đá tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại kho chứa.
  • Môi trường không khí cần được đảm bảo độ sạch nhất định, giảm thiểu các tác nhân gây nhiễm bẩn.
  • Mặt bằng được thiết kế sao cho dễ dàng bảo dưỡng, vệ sinh, làm sạch trong quá trình sử dụng, hạn chế mức ô nhiễm do không khí gây ra.
thiết kế kho nông sản
Các thông số cơ bản của kho chứa các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
  • Các bề mặt của vật liệu tiếp xúc với nông sản phải đảm bảo được độ an toàn, có độ bền cao, không bị nhiễm độc.
  • Cần có các thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí.
  • Thiết kế phải đảm bảo cho quá trình hoạt động dễ dàng vận hành, quản lý và giám sát.
  • Hệ thống giao thông nội bộ cũng như kết nối giao thông công cộng phải thuận tiện trong quá trình nhập và xuất hàng.

Xem thêm: Cập Nhật Đơn Giá Thiết Kế Thi Công Nhà Kho

———————————————————————
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát
Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM
Hotline: 0989.04.05.06
Email: info@xaydungsongphat.com
Loading...
TOP