Lưu ý khi thi công nhà lưới nông nghiệp – Mô hình nhà lưới nông nghiệp được biết đến với những lợi ích như giúp tăng hệ số sử dụng đất, giảm chi phí phân bón, giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mang lại hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, để thi công xây dựng được một mô hình đạt chuẩn, cũng như bền vững có thời gian sử dụng lâu dài là điều mà các chủ đầu tư, chủ vườn quan tâm. Qua bài viết sau, chúng tôi xin gửi đến những lưu ý quan trọng khi thi công lắp đặt hệ thống nhà màng, nhà lưới nông nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Với những vị trí để xây dựng nhà lưới, nhà màng nông nghiệp thích hợp sẽ là nơi có đủ ánh sáng, nguồn nước tưới đảm bảo, có giao thông thuận tiện.
Hướng của nhà lưới phải được lựa chọn để tận dụng tốt ánh sáng, nắng và tránh gió. Điều này nhằm giúp cho cây trồng được phát triển một cách tốt nhất.
Lưu ý khi thi công nhà lưới nông nghiệp
Khi chọn vật liệu che phủ mô hình nhà kính, nhà lưới phải có sự đảm bảo về các đặc tính như:
Truyền sáng, khuếch tán ánh sáng.
Chống được côn trùng, bụi bẩn.
Mái che phải chống được sương đọng, nước nhỏ giọt.
Hiện nay, các chủ đầu tư thường lựa chọn những vật liệu có sẵn trên thị trường, giá thành hợp lý, thuận tiện cho việc thi công xây dựng. Các vật liệu này phù hợp với chi phí đầu tư thấp, mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu cơ bản.
Yêu cầu về độ kín
Khi thiết kế mô hình nhà lưới nông nghiệp, cần lưu ý về độ kín để ngăn chặn sự xâm nhập của những loài sâu bọ, côn trùng và các loài bọ phá hoại mùa màng khác.
Khi lắp đặt mô hình nhà lưới, cần lưu ý bao bọc xung quanh diện tích ban đầu bằng nilon và lớp lưới có khả năng chắn côn trùng hiệu quả. Cửa ra vào của nhà màng phải được thiết kế hai ngăn và có màng lưới bao lại.
Yêu cầu về độ thông thoáng
Ngoài yêu cầu về độ kín, thi độ thông thoáng khi thiết kế thi công nhà lưới cũng cần được lưu ý. Nhiệt độ bên trong phải luôn được đảm bảo cao hơn từ 1 – 2 độ so với nhiệt độ thông thường bên ngoài. Ở các vùng có thời tiết nóng ẩm, việc không kiểm soát được nhiệt độ bên trong nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau. Do đó, nhà màng cần có độ thông thoáng phù hợp.
Chủ động tạo độ thông thoáng cho hệ thống nhà thông qua kiểu thiết kế thích hợp cho mỗi vùng miền, lợi dụng nguồn không khí tự nhiên và nghiên cứu lắp đặt các hệ thống thoáng khí tự nhiên bên trong nhà màng, đáp ứng điều kiện phát triển của các loại cây trồng.
Lưu ý về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và chế độ dinh dưỡng
Mô hình nhà kính, nhà lưới nông nghiệp hiện đại sẽ được thi công lắp đặt đầy đủ các công trình phụ như hệ thống điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, điều khiển ánh sáng nhân tạo và lợi dụng ánh sáng tự nhiên tốt.
Thực tế cho thấy, những mô hình nhà lưới càng hiện đại thì chi phí đầu tư càng cao. Do đó, khi công công lắp dựng, bạn cần quan tâm hơn cả đến hệ thống điều khiển ánh sáng. Thời gian mặt trời chiếu sáng ở nước ta khá dài với độ ẩm cao. Chú ý điều tiết giảm lượng ánh sáng mặt trời và điều khiển nhiệt độ phù hợp cho sự tăng trưởng của cây.
Độ bền và thời gian sử dụng
Khi thiết kế nhà lưới nông tại Việt Nam cần lưu ý đến đặc điểm về thời tiết, thiên tai, độ ẩm trung bình quanh năm,… ảnh hưởng đến các vật liệu và kiểu thiết kế của nhà màng.
Yêu cầu về độ bền đòi hỏi cao, có thể lựa chọn những vật liệu tốt chịu đựng được gió ít nhất cấp 14 – 15. Sắt, thép và các vật liệu thi công khác phải có độ bền từ 15 – 20 năm, màng lưới chắn côn trùng sử dụng ít nhất từ 5 – 10 năm.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0989.04.05.06 Email:info@xaydungsongphat.com