Nhà kính nhiệt đới được tối ưu về khả năng thông gió, thích hợp xây dựng ở các vùng khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều và có độ ẩm cao như Việt Nam.
Đây là mẫu nhà kính phổ biến với nhiều ưu điểm mà các chủ đầu tư, chủ vườn quan tâm cũng như lựa chọn xây dựng nhiều trong thời gian vừa qua.
Giới thiệu mô hình nhà kính trồng rau nhiệt đới tại Việt Nam.
Ưu điểm của mô hình nhà kính nhiệt đới
Với cấu tạo tối ưu về mặt thông gió với mái cố định cho phép độ ẩm thoải ra khỏi nhà kính một cách khoa học. Mô hình này không chỉ thích hợp để canh tác các loại rau ngắn ngày, mà còn thích hợp để canh tác dưa lưới, yêu cầu cao về mặt kỹ thuật. Cùng với hình dạng của kèo cho phép truyền tải tối đa ánh sáng vào bên trong.
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam.
Dễ dàng để xây dựng và bảo trì.
Chi phí đầu tư thấp, thông gió tự nhiên bằng cửa sổ mái cố định ở phía trên, kết hợp với các lỗ thông gió bên vách nhà.
Vách nhà kính được phủ bằng lưới chống côn trùng kết hợp với màng PE bao phủ.
Cửa sổ mái cố định được phủ bằng lưới chắn côn trùng.
Ưu điểm.
Các thông số kỹ thuật cần thiết của nhà kính trồng rau
Đầu hồi kéo dài 9.6 – 12.8m
Chiều cao của mang xối: 4m, 4.5m hoặc 5m
Kèo Ovan 72x34mm – mỗi 4m
Thích hợp cho việc trãi màng polyethylene, ginegar và lưới chắn côn trùng.
Thông số kỹ thuật.
Lưu ý khi thiết kế nhà kính tại vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
Vùng nhiệt đới nóng ẩm, môi trường oi bức và đặc trưng là các trận mưa lớn thường xuyên là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây trồng.
Ngoài ra, vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam luôn dễ sinh ra các nguồn sâu bệnh vào các mùa rất cao. Điều này bắt buộc trong thiết kế cần có phương án sử dụng lưới côn trùng trên các lỗ thông hơi.
Thông thường các thiết kế nhà kính nhiệt đới sẽ có mái che bằng màng nhựa PE, bên hông mở hoặc cuộn lại được bao phủ bởi các tấm lưới côn trùng. Đối với các mô hình nhà kính có diện tích lớn, cấu trúc được thiết kế với mái che hình răng cưa, bố trí khoa học cho phép lưu thông gió một cách tối ưu nhất, giúp thoát khí nóng bên trong ra ngoài.
Đầu của các lỗ thông hơi đôi khi có nắp nhựa kéo dài xuống tận các máng để ngăn nước mưa xâm nhập vào nhà kính mỗi khi mưa lớn. Việc bố trí hệ thống phun sương và quạt gió nhằm làm mát môi trường bên trong nhà kính.
Lưu ý cần thiết.
Các mô hình phổ biến hiện nay
Nhà kính kiểu cổ điển
Có 5 dạng mô hình với các giải pháp tối ưu phù hợp với điều kiện khí hậu và yêu cầu cụ thể của cây trồng. Bao gồm các loại hình thông gió mái nhà như sau:
Thông gió cố định hoặc thông gió cố định có màng che.
Thông gió trên mái đơn hoặc mái đôi (kiểu cánh bướm).
Cửa thông gió mái cố định.
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam.
Đây là mô hình vững chắc với cấu trúc hình vuông khép kín. Màng nilon bao phủ lợp nhà kính được kết nối bằng PVC hay khóa nhôm có thể dùng lại được. Mô hình nhà kính này thiết kế cho chịu vận tốc gió lên đến 150km/h và tải trọng theo chiều thẳng đứng là 40kg/m2.
Các thông số kỹ thuật cơ bản:
Khẩu độ nhà: 8m – 9.6m
Chiều cao tính đến máng nước: 4m
Chiều cao máng nước: 4.75m
Cửa thông gió mái cố định có rèm che hoặc không có.
Các mô hình phổ biến.
Mô hình nhà kính nhiệt đới Tropical
Kiểu mô hình này được thiết kế phù hợp để trồng cây trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao. Khả năng thông gió đặc biệt của mô hình nhà kính nhiệt đới này cho phép loại bỏ nhiệt và độ ẩm dư thừa có xu hướng tích lũy trong nhà kính. Với thiết kế với một máng thoát nước lớn để ngăn ngừa tích tụ nước trong mùa mưa ở vùng nhiệt đới.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0909.38.26.36 Email:info@xaydungsongphat.com