Mục đích chính của việc lập hồ sơ thiết kế xưởng, nhằm đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng đúng tiến độ, chất lượng và tránh những sai sót không đáng có. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Đây là bước quan trọng trong quá trình thi công xây dựng công trình, đòi hỏi đội ngũ KTS, Kỹ sư phải có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.
Quy trình lập hồ sơ.
Khảo sát và tư vấn thiết kế
Việc tư vấn thiết kế nhà xưởng không chỉ giúp thể hiện được ý tưởng, mong muốn của chủ đầu tư về công trình, mà còn giúp tiết kiệm được chi phí thi công, hạn chế các phát sinh không đáng có.
Đây là một quy trình cần thiết, đóng vai trò quyết định đến chất lượng của nhà kho, xưởng.
Đảm bảo khi công trình được hoàn thiện, nhà xưởng đưa vào thực tế sử dụng có thể đạt được hiệu suất tối đa. Ngoài ra, còn mang lại sự bền vững theo thời gian.
Thông thường, trước khi đưa ra phương án và tư vấn thiết kế phù hợp theo nhu cầu xây dựng của chủ đầu tư và doanh nghiệp. Đơn vị thi công sẽ lên kế hoạch khảo sát, tìm hiểu về công trình, nghiên cứu những yếu tố liên quan tới kho xưởng và đặc thù sản xuất của chủ đầu tư và doanh nghiệp, nhằm có những giải pháp thiết kế thi công phù hợp nhất. Giúp phát huy được tối đa hiệu suất sử dụng và mang đến lợi ích kinh tế cao nhất.
Khảo sát và tư vấn.
Quy trình lập hồ sơ thiết kế xưởng
Sau khi đã có các bước khảo sát trực tiếp khu vực xây dựng. Các KTS sẽ dựa trên nhu cầu thực tế của chủ đầu tư và doanh nghiệp để đưa ra phương án thiết kế, thi công phù hợp và tối ưu chi phí nhất. Một bộ hồ sơ thiết kế xưởng đạt chuẩn sẽ bao gồm:
Nội dung chính
Sơ đồ mặt bằng tổng thể của một công trình, các kết cấu khối công trình, sơ đồ của công nghệ áp dụng và các công trình phụ hỗ trợ.
Bản vẽ phối cảnh công trình.
Hồ sơ thiết kế kiến trúc.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật điện của nhà xưởng, phòng cháy chữa cháy và xử lý nước thải bảo vệ môi trường.
Bản thiết kế hồ nước ngầm, nguồn nước gần nhà xưởng.
Sơ đồ kết cấu đường nội bộ, hệ thống thoát nước của nhà xưởng ra ngoài.
Nội dung chính của một bộ hồ sơ thiết kế nhà xưởng công nghiệp.
Các bước tiếp nhận hồ sơ
Đơn vị thi công lắp dựng sẽ cùng chủ đầu tư thường xuyên trao đổi để nắm bắt được ý tưởng và các yêu cầu cần có cho nhà xưởng của chủ đầu tư mong muốn. Sau khi có được thông tin cần thiết, sẽ tiến hành:
Lập dự toán cơ bản theo hợp đồng.
Thiết kế tổng mặt bằng công trình bám sát theo sơ đồ công nghệ áp dụng.
Sơ đồ thiết kế tổng mặt bằng công trình và bản vẽ phối cảnh tổng thể.
Triển khai thiết lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật: Kết cấu công trình, sơ đồ thi công điện, nước, đường, kỹ thuật khác được áp dụng.
Bàn giao hồ sơ thiết kế nhà xưởng, bản vẽ công trình cho chủ đầu tư.
Các bước tiếp nhận hồ sơ thiết kế.
Các tiêu chí quan trọng cần có khi lập hồ sơ thiết kế
Thiết kế tổng quan mặt bằng công trình cần phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại. Đồng thời đáp ứng được các kế hoạch mở rộng sản xuất sau này của chủ đầu tư. Tránh trường hợp khi chủ đầu tư muốn mở rộng phải đập bỏ đi và xây các công trình phụ trợ mở rộng khác.
Lựa chọn vật tư, thiết bị phù hợp với các mục đích để sản xuất khác nhau.
Đưa ra nhiều phương án và giải pháp thiết kế khác nhau để có một lựa chọn thiết kế hiệu quả nhất về mặt chi phí đầu tư, công năng sử dụng và chất lượng công trình.
Với những thông tin mà Song Phát đã chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về quy trình tư vấn thiết kế, lập một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Có thêm thông tin bổ bợ cần thiết giúp bạn kiểm soát được các bước trong quá trình thi công nhà xưởng công nghiệp, cũng như có được lựa chọn đơn vị thầu phù hợp.
Lựa chọn vật tư, thiết bị phù hợp với các mục đích để sản xuất khác nhau.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0909.38.26.36 Email:info@xaydungsongphat.com