Bản vẽ nhà thép có cầu trục là một trong số những vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm khi chuẩn bị xây dựng kho, xưởng. Hướng đến việc tối ưu công năng và hiệu suất sử dụng công trình thép. Tạo ra một không gian sản xuất, làm việc thuận tiện nhất cho người lao động.
Nhà thép tiền chế có cầu trục là một khái niệm khá quen thuộc trong xây dựng công nghiệp. Hỗ trợ cho nhà xưởng, kho với mục đích bốc xếp, nâng dỡ hàng hóa. Được xếp vào loại hình xưởng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải bất cứ công trình nào cũng cần sử dụng đến cầu trục.
Bạn cần có cái nhìn tổng quan hơn về sự vận hành của nhà thép tiền chế có cầu trục. Để biết được nhà xưởng của mình có cần ứng dụng nhà thép tiền chế có cầu trục hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này. Hãy cùng khám phá nhé.
Cầu trục là một loại thiết bị đảm bảo các thao tác nâng – hạ – di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng. Nó rất tiện dụng và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa, với sức nâng từ 1 đến 500 tấn.
Nhà xưởng thép có cầu trục sẽ giúp giải quyết các vấn đề về vận hành hàng hóa một cách dễ dàng. Không tiêu tốn nhiều nhân công, đẩy nhanh sản xuất. Nhưng nếu xưởng của bạn không có nhu cầu bốc xếp hàng hóa nặng, thì không cần thiết phải ứng dụng nhà thép có cầu trục. Bởi nó không chỉ làm phát sinh chi phí máy móc cho cẩu trục, thép xây dựng cầu trục, mà còn chi phí cho phần kết cấu, đảm bảo được tải trọng của cầu trục, và áp lực nó tạo ra.
Cầu trục có kết cấu vững chắc và có tuổi thọ khá cao, từ 25 năm – 30 năm. Nên ngày càng nhiều nhà thầu có xu hướng lựa chọn đầu tư nhà thép có cầu trục, để tối ưu chi phí lâu dài cho hoạt động sản xuất.
Bản vẽ nhà thép tiền chế có cầu trục
Thực tế, bản vẽ nhà thép tiền chế có cầu trục cho mỗi một nhà xưởng, kho, khác nhau thì luôn có sự khác nhau. Bởi công năng sử dụng, yêu cầu thiết kế xưởng của các chủ đầu tư là khác nhau. Nó sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại cầu trục khác nhau.
Cầu trục cho cẩu cảng với sức nâng hàng hóa lớn sẽ khác với cầu trục cho các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, linh kiện. Hay cầu trục cho các nhà máy luyện kim, thép làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi bặm sẽ khác với cầu trục dành cho các nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm…
Nếu xét theo kết cầu dầm cầu trục thì cầu trục được chia làm 3 loại:
Cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm): kết cấu có thể là dạng hộp hoặc chữ I (cán nóng, tổ hợp), dạng dàn.
Cầu trục dầm đôi (cầu trục hai dầm): Kết cấu thường là dạng hộp, dàng dàn.
Cầu trục treo: Kết cấu dạng hộp, chữ I, dạng dàn.
Bản vẽ nhà thép có cầu trục cần được tính toán thật chính xác về kết cấu. Phù hợp với đặc điểm hoạt động của nhà xưởng. Nhằm đảm bảo sự bền vững cho công trình ở hiện tại và tương lai.
Những lưu ý khi sử dụng cầu trục
Cần đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cầu trục. Bởi cầu trục được sử dụng cho mục đích nâng – dỡ – di chuyển hàng hóa nặng. Nếu có sai sót trong vấn đề vận hành cầu trục thì những thiệt hại sẽ rất lớn. Không chỉ là hàng hóa mà đó còn là sự an toàn của người lao động.
Vì thế, cần có sự đào tạo kỹ lưỡng cho người vận hành và sử dụng cầu trục. Đồng thời, kiểm tra, bảo trì định kỳ cầu trục. Nhanh chóng phát hiện và sửa chữa hỏng hóc nếu có. Đảm bảo chất lượng của thiết bị này.
Hơn hết, năng lực và kỹ thuật thi công của nhà thầu xây dựng là một phần quan trọng để bạn đảm bảo về chất lượng nhà thép được tạo ra.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn, nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng thép tối ưu hóa năng suất và chi phí.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline:0989.04.05.06 Email:info@xaydungsongphat.com